Socrates nói rằng: “ Thấu hiểu bản thân chính là nền tảng của trí tuệ cảm xúc, là việc nhận thức được cảm xúc ngay khi nó xuất hiện “
Có 2 trường hợp chúng ta có thể nhận ra cảm xúc của mình đó là:
Trường hợp thứ 1: Giật mình thức tỉnh cảm xúc khi đã quá muộn màng.
Ví dụ: khi con của mình tỏ ra thờ ơ và từ chối bữa sáng, người mẹ đã phản ứng tức thời trút giận lên con mình vì nghĩ con đã không trân trọng sức lực mình công phu chuẩn bị. Nhưng khi vừa kịp nhận ra con từ chối bữa ăn vì đau họng cho nên con đã không thể ăn được thì sự việc cũng đã muộn. Cảm xúc mà cô ấy nhận ra ở đây khá muộn màng. Ban đầu, cô nổi giận bất ngờ và không ý thức được về sự giận dữ ngay khi cơn giận xuất hiện. Mà cô chỉ nhận ra sự giận dữ của mình khi muộn hơn cùng với sự day dứt và có lỗi với con.
Cùng với sự chia sẻ về việc thực hành Trí tuệ cảm xúc và phát triển EQ tại Blog này, Thanh mong muốn chúng ta sẽ ngày càng nhận biết tốt hơn cảm xúc của chính mình ngay khi chúng xuất hiện, giảm dần những phản ứng bột phát luôn gây nên những tổn thương ở người mà chúng ta yêu thương hoặc sự day dứt và hối hận trong bản thân mình.
Trường hợp thứ 2: Nghiền ngẫm chi tiết.
Chúng ta có thể áp dụng thông qua việc lắng nghe và chiêm nghiệm các trạng thái cảm xúc của chính mình. Đồng thời viết nhật ký cảm xúc cũng là cách giúp chúng ta ngày càng kết nối với cảm xúc tốt hơn.
Cách viết nhật ký cảm xúc tại đây !
Bạn biết đấy, khi bắt đầu viết nhật ký cảm xúc sẽ có vô số những cảm xúc bạn có thể bắt đầu gọi tên.
Hãy bắt đầu phát triển EQ bằng cách nhận biết cảm xúc của chính mình và gọi tên cảm xúc đó nhé!
With Love,