cảm xúc không tốt cũng chẳng xấu

Khi cơ thể chúng ta đang cảm nhận 1 điều gì đó, chúng ta có bao giờ tự hỏi là tại sao những cảm nhận đó xuất hiện trong cơ thể không? Khi nào chúng ta còn nhìn cảm xúc với quan niệm “Tốt” “Xấu” thì chúng ta còn bị mắc kẹt trong cảm xúc. Liệu có cách nào để không bị mắc kẹt trong cảm xúc của chính mình hay không ? Đó là chúng ta học cách bước ra khỏi quan niệm “Cảm xúc tốt” ” Cảm xúc xấu” thì chúng ta sẽ học được bài học làm bạn với các cảm nhận của chính bản thân mình.

Hãy nghĩ đến hình mẫu điển hình của số nhiều các bậc cha mẹ

Một cậu bé 8 tuổi có cha mẹ bận rộn với hàng tá công việc. Khi cậu về đến nhà, cậu bé dường như cũng vừa trải qua 1 ngày mệt mỏi tại trường của mình. Cậu bắt đầu cáu giận, bực bội 1 cách vô lý, và thể hiện sự cáu giận đó thông qua hành động: cậu đóng sầm cửa thật mạnh, cậu đá vào đồ vật nào đó, cậu hét lớn, cậu khóc lóc.

Nếu trong trường hợp điển hình này, cha mẹ sẽ phản ứng lại như thế nào?

Thông thường đó là từ như: ” Im ngay” “Dừng lại ngay” – đó là thông điệp vô hiệu hóa những cảm nhận của đứa trẻ. Và chính người lớn chúng ta cũng lớn lên với những thông điệp đó , ngụ ý rằng có 1 số cảm xúc là “Xấu”.

Với trải nghiệm của chính bạn, bạn có từng nghe hay đã từng trải qua những cảm nhận liên quan đến giận dữ, sợ hãi, tổn thương hay ganh tỵ? Rất nhiều người cho rằng những cảm xúc đó hay cảm nhận đó là Không tốt / là Xấu. Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái, choáng ngợp, sợ hãi, thậm chí mất kiểm soát khi trải nghiệm những cảm xúc đó. Vì vậy, theo thói quen, đại đa số chúng ta dùng cụm từ ” Cảm xúc xấu” cho những cảm nhận tiêu cực chúng ta đang cảm nhận.

Vì vậy, 1 phản ứng tự nhiên và hợp lý đối với điều gì tiêu cực đó là gì ? Kiểm soát nó, Đẩy nó đi , hay che đậy nó , hay bóp méo nó ? Cũng có 1 số liệu pháp khuyên chúng ta là: Hãy đẩy cảm giác tồi tệ xuống cho đến khi bạn đứng trên đó và mỉm cười”. Nhưng hãy cẩn thận với cách làm này, những cảm xúc đó khi chưa được thấu hiểu và chuyển hóa sẽ trở lại và trở lại với mức độ, cường độ mạnh mẽ hơn.

Do đó, chúng ta cần học cách làm bạn với các cảm xúc của chính mình. Bởi vì, mỗi cảm xúc đều ẩn chứa những thông điệp bên trong và những hạn chế mà cảm xúc đó sẽ mang lại cho chúng ta.

Bánh xe cảm xúc Plutchik

Bánh xe cảm xúc Plutchik cho chúng ta khám phá ý nghĩa đằng sau của những cảm xúc

Cảm xúc + Phản ứng sinh lý Cảm xúc đối lập với phản ứng trái ngược

Giận dữ -> Tấn công Sợ hãi -> Bảo vệ

Ghê tởm -> Từ chối Tin tưởng -> Ôm

Buồn -> Khép kín Vui sướng -> Cởi mở

Ngạc nhiên -> Nhìn lại Mong đợi -> Nhìn về phía trước

Cảm xúc là dấu hiệu: Học cách thấu hiểu thông điệp & ý nghĩa của cảm xúc

Có nhiều cách để xác định cảm xúc. Có những nhà nghiên cứu định nghĩa rằng cảm xúc là những phản ứng sinh lý cơ bản giúp chúng ta sinh tồn và phát triển thông qua việc (1) tập trung vào mối nguy hay cơ hội (2) thúc đẩy sự phản ứng

Ví dụ giận dữ là 1 tín hiệu cho thấy hướng di chuyển của chúng ta đang bị khóa. Ví dụ, tôi muốn thăng chức, nhưng có ai đó chen ngang vào, tôi tức giận. Sự tức giận giúp tập trung sự chú ý của chúng ta vào mối đe dọa và thúc đẩy phản ứng chiến đấu hoặc vượt qua chướng ngại vật

Do đó khi đã hiểu những động cơ đằng sau cảm xúc tức giận, chúng ta sẽ có những lựa chọn phản hồi phù hợp với hoàn cảnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang