Tại sao chúng ta cần thấu hiểu cảm xúc của bản thân?
Nhà triết gia Socrate đã từng nói: ” Thấu hiểu bản thân chính là nền tảng của trí tuệ cảm xúc, là việc nhận thức được cảm xúc ngay khi chúng xuất hiện”
Trong nhiều nghiên cứu tâm lý học đã ghi nhận rằng khi những cảm xúc bị bỏ bê thì ngày càng tăng cường độ tác động với chúng ta.
Ví dụ: khi chúng ta giận dữ, chúng ta liên tục bỏ qua cảm xúc giận dữ đó và không thấu hiểu chúng thì cảm xúc giận dữ ngày càng tích lũy cho đến 1 lúc chỉ cần 1 xúc tác rất nhỏ cũng có thể tạo nên sự bùng nổ trong cảm xúc. Trong tình huống giận dữ, chúng ta dễ gây tổn thương cho người khác, thậm chí là chính bản thân mình (trong các trường hợp trầm cảm và có hành vi tự hại).
Phân loại cảm xúc
Không có cảm xúc tốt, không có cảm xúc xấu mà cần nhìn cảm xúc với góc độ tác động lên cảm nhận của cơ thể thay vì dán nhãn cho cảm xúc với định kiến của xã hội bấy lâu nay. Có 2 loại cảm xúc:
- Cảm xúc tích tực: Đó là những cảm xúc mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu như là: hạnh phúc, thư thái, vui vẻ, chấp nhận, tự tin, yêu mến,…
- Cảm xúc tiêu cực: Đó là những cảm xúc mang lại cho chúng ta cảm giác khó chịu như là: nóng giận, bực bội, chán nản,buồn bã,sợ hãi,…
Chúng ta có thể tham khảo thêm bánh xe cảm xúc được tác giả Plutchik phân chia làm 8 nhóm cơ bản như sau:
Nhận diện cảm xúc
Nhận diện chính xác cảm xúc thì mới có thể thấu hiểu và chuyển hóa cảm xúc.
Thấu hiểu cảm xúc
Chúng ta cần hiểu những thông điệp ẩn đằng sau những cảm xúc mang lại
Ví dụ: Đối với cảm xúc giận dữ, biểu hiện giận dữ giống nhau nhưng thông điệp ẩn bên dưới sự giận dữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Giận dữ có thể xuất phát từ 4 nguyên nhân chính: Sợ hãi, Tổn thương, Thất vọng hoặc Bất lực.
Dự đoán cảm xúc sẽ thay đổi như thế nào
Cảm xúc là động cơ của hành động. Cho nên khi có cảm xúc xuất hiện, chúng ta hiểu được những thông điệp mà cảm xúc mang lại thì chúng ta sẽ dự đoán được với cảm xúc đó thì chúng ta sẽ có những hành động gì xảy ra tiếp theo. Nhờ việc có khả năng dự đoán này, chúng ta sẽ biết cân nhắc trước khi ra quyết định thực hiện. Dần dần các phản ứng của chúng ta luôn có chủ đích và hạn chế được các bốc đồng mà hậu quả mang lại sự hối tiếc khi hành động mà thiếu đi sự suy xét có chủ đích