Sức khỏe tinh thần là 1 yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Khi chúng ta có sức khỏe tinh thần tốt thì chúng ta sẽ dễ dàng đối diện, vượt qua với bất kỳ thử thách nào và cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiều cơ hội để cải thiện cuộc sống của chính mình. Do đó, chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt giúp chúng ta có 1 cuộc sống cân bằng, hạnh phúc và bình an với những quyết định của chính mình.
Khái niệm về sức khỏe tinh thần theo tổ chức Y tế thế giới WHO
Sức khỏe tinh thần là 1 bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2001, trong đó sức khỏe tinh thần không chỉ là không bị mắc các bệnh rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân.
Người có sức khỏe tinh thần khỏe mạnh là người có những đặc điểm sau
- Khả năng nhận diện được bản thân tốt như những điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, tiềm năng và các sắc màu cảm xúc của mình cũng như các xu hướng hành vi có thể xảy ra.
- Khả năng đưa ra những sự lựa chọn hợp lý và hài hòa cho bản thân và người khác.
- Luôn biết cách tự động viên, suy nghĩ tích cực và tràn đầy lạc quan trong cuộc sống.
- Có sức khỏe cân bằng, năng lượng bền bỉ
- Có mục tiêu cao đẹp hướng tới
5 Dấu hiệu cho thấy sức khỏe tinh thần đang bất ổn:
Đối với những người có sức khỏe tinh thần bất ổn thì thường có những cảm xúc tiêu cực . Hệ quả lâu dài của những cảm xúc tiêu cực đó là sức khỏe thể chất cũng bị ảnh hưởng. 5 đặc điểm cho thấy tinh thần bất ổn thường gặp là:
- Không có động lực thức dậy và ra khỏi giường
- Người thường xuyên mệt mỏi
- Tâm trạng hay buồn bực, cáu giận
- Thu mình lại và ngại tiếp xúc với người khác hoặc là rơi vào trạng thái phấn khích không kiểm soát
- Mất ngủ thường xuyên hoặc kéo dài
Các rối loạn tinh thần thường gặp:
Có rất nhiều các biểu hiện bệnh lý liên quan đến rối loạn tinh thần. Dưới đây là những dạng phổ biến:
- Rối loạn lo âu ( anxiety disorder ): là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ
- Rối loạn trầm cảm ( Depression ): là bệnh rối loạn cảm xúc. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, mất động lực trong thời gian dài. Người bệnh gặp ảnh hưởng cả cảm xúc, hành vi, tư duy tiêu cực, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề với cả thể chất và tinh thần.
- Rối loạn lưỡng cực ( bipolar disorder): Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng chu kỳ liên quan đến các giai đoạn của chứng hưng cảm có hoặc không có trầm cảm (lưỡng cực 1) hoặc hưng cảm nhẹ cộng với trầm cảm (lưỡng cực 2)
- Rối loạn lo âu xã hội ( Social Anxiety Disorder): Rối loạn lo âu xã hội là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Bệnh nhân luôn sợ hãi khi bị nhiều người chú ý hoặc lo ngại bị phê bình, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập hay những hoạt động thường ngày khác.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế – bệnh OCD ( Obsessive Compulsive Disorder ) : được đặc trưng bởi ám ảnh, cưỡng chế, hoặc cả hai. Những ám ảnh không thể cưỡng lại được là những ý tưởng, hình ảnh, hoặc xung động liên tục không thể cưỡng lại được để làm điều gì đó. Cưỡng chế là bệnh lý gây ra xung lực, nếu được chống lại, dẫn đến lo lắng và căng thẳng quá mức.
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương – PTSD ( Post Traumatic Stress Disorder ) : là một tập hợp các phản ứng có thể xuất hiện ở những người đã trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau buồn đe dọa tính mạng hoặc sự an toàn của họ (hoặc tính mạng và sự an toàn của những người xung quanh họ)
- Tâm thần phân liệt – PTSD ( schizophrenia ) : được đặc trưng bởi loạn thần, hoang tưởng, ảo tưởng, ngôn ngữ và hành vi thiếu tổ chức, cảm xúc thờ ơ vô cảm, thiếu hụt về nhận thức, và rối loạn chức năng nghề nghiệp và xã hội.
3 liệu pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cần ưu tiên:
Những trường hợp bị rối loạn tinh thần đang làm cuộc sống của cá nhân đó vô cùng khó khăn hoặc làm cho cá nhân đó đối diện với những nguy cơ gây hại cho bản thân thì cần được tham vấn kịp thời bởi các chuyên gia tâm lý, chuyên gia trị liệu.
Ngoài ra, nếu chúng ta muốn duy trì sự ổn định và cải thiện của sức khỏe tinh thần của chính mình thì không có gì hiệu quả bằng là chúng ta cần biết cách chăm sóc tinh thần của mình mỗi ngày.
Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng giống như cách chúng ta chăm sóc cơ thể vậy. Chúng ta cần ăn, uống, vệ sinh cá nhân,… thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng có những cách thức thực hiện. Ban đầu chúng ta có thể chưa quen, nhưng nếu chúng ta ý thức thực hiện đều đặn mỗi ngày thì chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi. Sự thay đổi ban đầu có thể rất nhỏ, nhưng miễn là kiên trì thì đến 1 ngày, chúng ta sẽ nhận thấy bản thân mình đã bước 1 bước tiến rất xa với bản thân trong quá khứ.
Dưới đây là 3 gợi ý cho hoạt động chăm sóc tinh thần mỗi ngày:
- Lựa chọn hoạt động thể chất phù hợp: hoạt động thể chất mỗi ngày giúp cơ thể sản sinh ra serotonin, hoạt chất trong não bộ giúp củng cố ý chí, động lực, cảm xúc. Việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn là vô cùng quan trọng.
- Thiền định: bộ não sẽ phản ứng với thiền bằng cách tái tổ chức các hoạt động của nó theo hướng cân bằng cảm xúc tốt hơn, tăng tính dẻo dai của não bộ. Khoa học đã chứng minh các tác động tích cực của việc thiền định đối với sự minh mẫn của tinh thần.
- Tham khảo : Cách thiền đơn giản và hiệu quả tại đây !
- Thực hành EQ: Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy việc thực hành EQ giúp cho chúng ta đạt được sự cân bằng trong suy nghĩ và cảm xúc.
- Tham khảo : Cách thực hành EQ tại bài viết !