Làm thế nào để Hạnh phúc trong kỷ nguyên đầy biến động – VUCA ?

Thời đại AI là thời đại 5.0 khi chúng ta kết nối thế giới phẳng tiến lên thế giới bất định bởi sự thay đổi liên tục. Còn gọi là kỷ nguyên VUCA

VUCA là viết tắt của:

  • Vulnerable ( Biến động)
  • Uncertain ( Không chắc chắn )
  • Complex ( Phức tạp )
  • Ambiguous (Mơ hồ)

VUCA với ngụ ý rằng thế giới chúng ta đang sống mang tính biến động, không chắc chắn, Phức tạp và mơ hồ .

Làm thế nào để chúng ta có thể chủ động, bình tĩnhứng biến tốt trong thế giới như vậy mà vẫn có thể sống hạnh phúc, bình an ?

Chúng ta không thể kiểm soát được tất cả những điều đang xảy ra, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của chính mình trước những thay đổi xung quanh đó. Bởi vậy, khi chúng ta không thể dự đoán được thế giới điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai nhưng chúng ta có thể thay đổi đó là chính bản thân mình.

Có 4 khía cạnh chính chúng ta có thể thay đổi để thích nghi với kỷ nguyên VUCA:

  • Vision (Tầm nhìn): Chúng ta cần xác định được những giá trị cốt lõi của bản thân và mục tiêu cao đẹp mà chúng ta hướng đến và đưa ra những hành động cụ thể để giúp chúng ta hiện thực hóa được những mục tiêu đó.
  • Understanding ( Sự thấu hiểu): Chúng ta cần rèn luyện để gia tăng sự hiểu biết theo cả chiều rộngchiều sâu và trên nhiều góc độ khác nhau (đa chiều)
  • Clarity ( Sự rõ ràng ): Chúng ta cần tập trung vào những điều quan trọng, giữ sự linh hoạt và sáng tạo trong những tình huống chúng ta tiếp cận.
  • Agility ( Sự nhanh nhẹn): Chúng ta cần ra quyết định và cải tiến liên tục với từng quyết định.

Vậy với những yêu cầu mới để thích nghi thì những kỹ năng nào có thể giúp chúng ta xây dựng được nội lực để có thể bình an và vững vàng trước kỷ nguyên mới ?

Các nhà tâm lý học và các nhà khoa học đã nhận định đó là kỹ năng EQ. EQ là 1 kỹ năng có thể rèn luyện và phát triển được theo thời gian.

Theo tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và giảng dạy Trí tuệ cảm xúc (hay EQ) Six Seconds của Mỹ đưa ra thực hành thông minh cảm xúc (Thực hành EQ) có thể được chia ra thành 3 lĩnh vực , tương ứng với 8 kỹ năng như sau:

  • Lĩnh vực 1: Hiểu rõ bản thân ( Know Yourself): Đây là khả năng chúng ta có thể nhận biết được cảm xúc, suy nghĩ, và hành động của bản thân. Khi hiểu rõ bản thân, chúng ta biết được thế mạnh, ưu điểm, khuyết điểm của mình. Chúng ta biết mình muốn gì, đang làm gì và cần thay đổi ra sao. Thực hành ” Know yourself” giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ” Chúng ta cần làm gì ?” ( What we do).
    • Kỹ năng thấu hiểu cảm xúc – Enhance Emotional Literacy (EEL): Khả năng nhận biết hiểu chính xác các cảm xúc từ đơn giản đến phức tạp
    • Kỹ năng nhận biết xu hướng hành vi – Recognize Patterns (RP): Khả năng nhận ra các hành vi, phản ứng hay tái diễn (mô thức) của bản thân
  • Lĩnh vực 2: Lựa chọn bản thân ( Choose Yourself): Đây là khả năng giúp chúng ta kiểm soát bản thân để chọn lựa phản hồi phù hợp. Khi biết chọn lựa bản thân tốt, chúng ta biết hành động đúng đắn, biết các ảnh hưởng/tạo động lực cho bản thân và cho người khác ra quyết định tối ưu. Thực hành ” Choose yourself” giúp chúng ta trả lời được câu hỏi ” Chúng ta làm cách nào ” ( How we do it”)
    • Kỹ năng Áp dụng tư duy hệ quả (Apply Consequential Thinking -ACT): Khả năng đánh giá các ưu điểm và nhược điểm từ các lựa chọn của bản thân
    • Kỹ năng Điều tiết cảm xúc ( Navigate Emotions – NE ): Khả năng đánh giá, tận dụng và chuyển đổi cảm xúc
    • Kỹ năng Phát huy nội lực các nhân ( Engage Intrinsic Motivation – EIM): Khả năng tạo ra năng lượng từ các giá trị cá nhân thay vì phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài
    • Kỹ năng Thực hành lạc quan ( Exercise Optimism – EO): Khả năng hình thành tư duy tích cực, hướng đến hi vọng và những điều có thể
  • Lĩnh vực 3: Hoàn thiện bản thân (Give Yourself ): Đây là khả năng giúp chúng ta chủ động thực hiện theo mục đích để cuộc sống có ý nghĩa. Khi biết hoàn thiện bản thân, chúng ta nhìn nhận mọi việc rõ ràng, luôn có năng lượng, khả năng tập trung và biết mục đích nào đang thúc đẩy chúng ta đang đi theo hướng đã định. Nhờ đó, chúng ta có thể kết nối với người khác và tạo ảnh hưởng với họ. Thực hành ” Give Yourself” giúp chúng ta trả lời được câu hỏi ” Vì sao chúng ta làm điều đó” ( Why we do it )
    • Kỹ năng Phát triển năng lực thấu cảm ( Increase Empathy – IE): Đây là khả năng chúng ta nhận biết và có phản hồi phù hợp với cảm xúc của bản thân và người khác
    • Kỹ năng Theo đuổi mục đích cao đẹp ( Pursue Noble Goals – PNG): Đây là khả năng chủ động làm những điều cần thiết và phù hợp với mục đích, định hướng lâu dài của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang