Phần 1_QUY LUẬT CỘNG HƯỞNG – Giúp chúng ta thấu hiểu nội tâm mình ra sao?
Ai trong chúng ta cũng có mong muốn bản thân mình “Hạnh Phúc”. Thực ra “Hạnh phúc” là cảm nhận trọn vẹn về sự ý nghĩa trong khoảnh khắc hiện tại.
Nhưng bạn có biết điều gì ngăn cản chúng ta cảm nhận hạnh phúc không?
Điều cản trở bản thân mỗi người khi cảm nhận hạnh phúc đó chính là những nhận định sai lầm, cảm giác sai lầm.
Những nhận định sai lầm thường đến do những ký ức mà bản thân đã trải qua, hoặc được tiếp thu từ môi trường sống và não bộ đúc kết lại như 1 bài học mà khi có hoàn cảnh tương tự, não bộ và cảm quan của chúng ta lại đem sự hiểu biết cũ này để nhận định và đánh giá. Những trải nghiệm cũ, ký ức cũ có những lúc phát huy tác dụng, nhưng có những lúc lại phản tác dụng. Giống như câu ngạn ngữ, 1 lần bị rắn cắn, cả đời sợ dây thừng.
Nỗi sợ trong lúc bị rắn cắn, giúp cho thân chủ sống sót nhưng vì cớ gì mà trong não bộ vẫn lưu giữ cảm giác sợ khi thấy điều gì đó tương đồng? Vậy nỗi sợ này kéo dài tạo nên phản tác dụng, cản trở thân chủ trải nghiệm thế giới thực hiện tại.
Lối mòn cảm xúc và suy nghĩ liên tục lặp đi lặp lại tạo nên những mô thức khó sửa đổi. Đó là lý do tạo nên cho chúng ta những nhận định sai lầm về thực tại. Từ nhận định sai lầm tạo nên hành xử sai lầm, tạo nên tổn thương và rạn nứt trong mối quan hệ.
Chúng ta biết đôi khi mình sai lầm, nhưng chúng ta thực sự thiếu thông tin cụ thể điều gì chúng ta cần cải thiện. May thay 1 từ khóa đã đánh thức tôi 1 cách mạnh mẽ nhiều năm về trước để dấn thân trên con đường hiểu về chính mình đó là “ Quy luật cộng hưởng”
Tôi sung sướng khi thấy rằng đây chính là chìa khóa tôi từng bước chuyển hóa khó khăn hiện tại của mình. Bởi khi hiểu đúng về mình thì mình mới sửa được mình.
Quy luật cộng hưởng nói rằng: Chúng ta thu hút những ai, điều gì tương đồng với bản thân mình. Đây cũng là quy luật vật lý đã được chứng minh rộng rãi.
Khi áp dụng quy luật này vào cuộc sống, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn cuộc sống bằng con mắt khác hơn.
Ví dụ:
Ai đem lại cho tôi cảm xúc bực bội, giận dữ. Tôi dùng Quy luật cộng hưởng như chiếc gương soi lại chính mình. À, thì ra bên trong tôi cũng có 1 tỷ lệ nào đó về sự giận dữ.
Nếu đó là xếp tôi, thì tôi đã có tỷ lệ % của sự tức giận trong quản lý người khác.
Nếu đó là chồng tôi, thì tôi có tỷ lệ % của sự tức giận trong đôi lứa. Có lúc tôi đã quá tập trung vào nhu cầu của bản thân mà quên đi cảm nhận của anh ấy.
Nếu đó là con tôi, thì tôi có tỷ lệ % của sự tức giận trong ký ức của mình khi làm con của cha mẹ tôi. Tôi có những nhu cầu tuổi thơ đã bị đè nén, nên bây giờ sự thiếu kiên nhẫn của con đang giúp tôi thấy được tỷ lệ năng lượng này trong thời thơ ấu tôi đã tích lũy.
Hoặc nếu tôi giận dữ bởi vì con tôi chậm trễ, là trong tôi có tỷ lệ % của sự chậm trễ trì hoãn. Tôi cần lưu ý hơn để lập kế hoạch và hành động dứt khoát cho kế hoạch của mình.
Quy luật cộng hưởng còn đúng trong những điều tốt đẹp tôi nhận diện xung quanh mình, từ những phẩm chất tốt đẹp của con, của chồng, của đồng nghiệp và tất cả điều gì xảy ra xung quanh mình.
Có phải thông qua quy luật cộng hưởng, chúng ta thấy bản thân mình rõ nét hơn, chủ động hơn tích cực hơn trong đời sống hiện tại.
Nhờ đó chúng ta sẽ bớt kiêu ngạo bởi chúng ta luôn có cái gương soi của “Quy luật cộng hưởng” hiện diện trong từng khoảnh khắc nhắc nhở mình điều đó.