sự giận dữ

Sự giận dữ là 1 loại cảm xúc cơ bản của con người, giống như buồn, lo lắng, sợ hãi,…Cảm xúc giận dữ gắn liền với phản ứng đấu tranh sinh tồn và sự phát triển của loài người.

Giận dữ liên quan đến phản ứng ” Chiến đấu (Fight), Bỏ chạy(Freeze) được kích hoạt bởi hệ thống thần kinh giao cảm. Chiến đấu ở đây không có nghĩa là chúng ta sẽ tung ra những nắm đấm mà là sự sẵn sàng đáp trả lại để thay đổi 1 điều gì đó.

Tất nhiên, sự tức giận quá dễ dàng hoặc thường xuyên có thể làm suy yếu các mối quan hệ hoặc gây tổn hại đến sức khỏe thể chất về lâu dài. Việc giải phóng kéo dài các hormone căng thẳng đi kèm với sự tức giận có thể phá hủy các tế bào thần kinh ở các vùng não liên quan đến khả năng phán đoán và trí nhớ ngắn hạn, đồng thời làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Đối với những người phải vật lộn với cơn giận kinh niên hoặc những người chỉ thỉnh thoảng bộc phát, việc học các kỹ năng để xác định và điều hướng cảm xúc mạnh mẽ này có thể dẫn đến sự trưởng thành trong cảm xúc.

Nguyên nhân của sự giận dữ

Có những tình huống xảy ra nhưng có số người nhún vai tỏ ra khó chịu trong khi những người khác lại nổi cơn thịnh nộ là một sự khác biệt thú vị. Nhà tâm lý học Jerry Deffenbacher đưa ra nhận định cho rằng sự tức giận là kết quả của sự kết hợp của 3 yếu tố sự kiện kích hoạt, phẩm chất của cá nhânsự đánh giá của cá nhân về tình huống.

Liên quan đến sự kiện kích động sự tức giận ví dụ như bị cản đường khi tham gia giao thông hoặc bị cha mẹ la mắng.

Phẩm chất của cá nhân bao gồm các đặc điểm tính cách, chẳng hạn như lòng tự ái, tính cạnh tranh và khả năng chịu đựng sự thất vọng thấp và trạng thái đang có trước khi tức giận, như mức độ lo lắng hoặc kiệt sức.

Có lẽ quan trọng nhất là sự đánh giá và nhận thức của cá nhân đó- nếu cá nhân đánh giá một tình huống là đáng trách, vô lý, đáng bị trừng phạt, v.v. thì với sự kết hợp của 3 yếu tố này sẽ quyết định một người có nổi điên lên hay không và tại sao.

Đặc điểm tính cách người hay giận dữ

Nghiên cứu cho thấy xu hướng trở nên tức giận có liên quan đến chứng loạn thần kinh cao và mức độ dễ chịu thấp. Một số thói quen và thái độ có thể liên quan đến sự tức giận. Bao gồm các:

• Quyền lợi (tin rằng các quyền và đặc quyền của mình cao hơn của người khác). Có cái tôi cao.

• Tập trung vào những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân (chẳng hạn như hành vi của người khác)

• Cố gắng kiểm soát môi trường xung quanh, tin rằng hạnh phúc cần được kiểm soát

• Từ chối nhìn nhận những quan điểm của người khác (xem những quan điểm khác nhau là mối đe dọa)

• Khả năng chịu đựng sự khó chịu thấp

• Ít chấp nhận được sự mơ hồ

• Tập trung quá nhiều vào việc đổ lỗi

Điều tiết và chuyển hóa giận dữ

Sự tức giận, giống như mọi cảm xúc, cần được theo dõi bằng sự tự nhận thức (self-awareness). Điều này có thể ngăn sự giận dữ chuyển sang hành vi thù địch, hung hăng hoặc bạo lực đối với người khác hoặc chính mình.

Khi đối diện với tình huống kích hoạt sự giận dữ, chúng ta cần thực hiện kỹ thuật gọi tên cảm xúc. Ví dụ: tôi đang cảm thấy giận…

Tiếp theo, để điều hòa lại cơn giận này, các kỹ thuật hít sâu và thở chậm có thể làm giảm sự kích thích quá mức của hệ thần kinh giao cảm giúp chúng ta lấy lại trạng thái bình tĩnh lại nhanh hơn

Thở điều hòa cơn giận là hít sâu thở chậm, quan trọng hơi hít vào ngắn hơn hơi thở ra. Với hơi thở điều hòa này có thể làm cho nhịp tim dần ổn định, từ đó mà chúng ta sẽ không còn cảm thấy bị kích thích quá mức nữa.

Khi bình tĩnh hơn, chúng ta có thể áp dụng các cách tư duy thay đổi để giải quyết vấn đề. Nhưng quan trọng sau khi bình tâm, chúng ta cần xem xét, chiêm nghiệm lại điều gì khiến mình giận dữ? Tại sao mình lại giận dữ như vây? Nếu điều đó đến từ nỗi sợ, thì nỗi sợ thực sự mình cần đối diện ở đây là gì? Nếu là điều mình ghét thì vì sao mình lại ghét điều đó đến thế? Nếu là điều mình có thể tổn thương thì điều gì khiến mình sợ bị tổn thương? – Khi chúng ta thấu hiểu hơn những nguyên nhân đằng sau phản ứng giận dữ của chính mình, chúng ta mới có thể thay đổi được nhận thức , thay đổi được suy nghĩ sai lầm nào đó làm cho chúng ta phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Ví dụ: Một sự kỳ vọng quá lớn đối với con cái nên khi con mắc 1 sai lầm trong khi thi cử chúng ta có thể sẽ trở nên giận dữ với con. Sự giận dữ này có thể đến từ sự kỳ vọng, sự cầu toàn của chính mình sợ người khác phán xét mình là cha mẹ không tốt… Khi nhận diện được nguyên nhân đằng sau sự giận dữ , chúng ta mới có thể thay đổi bản thân giảm bớt sự cầu toàn, sự kỳ vọng quá mức mà tôn trọng hơn với sự trải nghiệm trong cuộc đời của con mình. Đó mới chính là gốc rễ của sự giận dữ mà chúng ta cần thay đổi. Tất nhiên còn rất nhiều nguyên nhân gây nên sự giận dữ, chỉ khi nào bạn thực sự lắng nghe và chiêm nghiệm sẽ thực sự thấy được nguyên nhân cơn giận của mình.

Nếu bạn đang phải qua giai đoạn quá tải với sự giận dữ của chính mình thì việc tìm đến Các nhóm hỗ trợ quản lý cơn giận có thể giúp mọi người đối diện lại với sự tức giận của chính mình, điều tiết được sự giận dữ và thấu hiểu được sự tức giận, xác định các nguyên nhân gây ra nó và phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc của mình. Trong môi trường nhóm hoặc cá nhân, việc tái cấu trúc nhận thức có thể giúp bản thân tự điều chỉnh lại những suy nghĩ không lành mạnh mang tính kích động của mình.

Điều cuối cùng,

Cách thức điều tiết và chuyển hóa giận dữ này là 1 việc làm liên tục và thường xuyên đối với bản thân mỗi người cho đến khi chúng ta cảm thấy bình an hơn, tự tại hơn với những yếu tố kích thích mà trước đây có thể đã làm chúng ta giận dữ.

Thành quả mà chúng ta thấy được từ sự chuyển hóa của chính mình đó là khi không còn nước mắt , sự ấm ức hay sự tổn thương nào mà chúng ta tạo ra trong giao tiếp với người khác bởi vì khi chúng ta càng thấu hiểu và chuyển hóa sự giận dữ, thì sự đồng cảm và thấu cảm của chính chúng ta được cải thiện 1 cách rõ nét. Nhờ sự đồng cảm và thấu cảm đó mà mối quan hệ của chúng ta với người xung quanh được cải thiện tốt lên.

EQME-Know, Rebuild, then Growth Myself

Tham khảo nguồn: www.psychologytoday.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang