Sự trưởng thành về cảm xúc là khả năng ứng phó với thực tế (Gibson, 2015). Người trưởng thành cảm xúc có khả năng tự suy ngẫm, chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Người trưởng thành cảm xúc sẽ linh hoạt và thích nghi với thế giới tốt hơn, biết giải quyết vấn đề với hậu quả thấp nhất có thể.
Ngược lại, những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường không thể ứng biến với thực tế và có xu hướng thay đổi nhận thức của họ về thực tế để phù hợp với nhu cầu của chính họ.
Theo Gibson (2019), cơ thể của người chưa trưởng thành cảm xúc có thể đã trưởng thành – nhưng về mặt tinh thần, họ đã ngừng phát triển ở 1 độ tuổi nào đó và thường bị “mắc kẹt” ở độ tuổi cảm xúc trẻ hơn. Thậm chí có thể xác định độ tuổi mà một người chưa trưởng thành cảm xúc đang trải qua.
Họ nổi cơn thịnh nộ thường xuyên không?
Họ có đóng cửa liên tục không?
Họ có vô cảm với cảm xúc của người khác không?
Họ có bị mắc kẹt trong các kiểu suy nghĩ không thích nghi? suy nghĩ cực đoan ( như là : khuynh hướng suy nghĩ “ không” hoặc “ tất cả” hoặc suy nghĩ hoặc là “ đen” hoặc là “trắng”)
Bất kể ở độ tuổi nào thì người chưa trưởng thành cảm xúc có xu hướng thiếu sự nhạy cảm về mặt cảm xúc, thường bận tâm rất lớn đến nhu cầu của bản thân hơn người khác. Họ giao tiếp khó khăn hoặc không thể giao tiếp.
Họ có thể lừa dối, thao túng hoặc bốc đồng với hành động và cảm xúc của mình. Ví dụ, vì sự bốc đồng phổ biến ở người chưa trưởng thành cảm xúc, họ có thể thường xuyên nói dối và gian lận vì cảm xúc của họ lớn hơn lý trí và đạo đức. Họ phải vật lộn với hoàn cảnh do những hậu quả tiêu cực do họ tạo ra trong lúc bốc đồng.
Sau đây là những đặc điểm giúp bạn nhận ra sự “chưa trưởng thành” về cảm xúc (Gibson, 2019).
Mục đích không phải là để chẩn đoán mọi người; Tuy nhiên, có thể hữu ích khi phát hiện sự chưa trưởng thành cảm xúc để xử lý tình huống một cách thực tế và khôn ngoan hơn. Không thể ứng phó với một tình huống khi chưa hiểu về nó:
Có xu hướng luôn nghĩ về bản thân trước, và có hành vi tự mãn
Không biết cách sửa chữa các mối quan hệ một cách hiệu quả trong tình huống xung đột hoặc là phản ứng thái quá hoặc là bỏ qua không dám đối mặt.
Không biết cách lắng nghe quan điểm của người khác hoặc đứng vào vị trí của người khác để cân nhắc.
Thường thiếu cảm giác tội lỗi hoặc hối hận
Làm những gì cảm thấy tốt nhất – có nghĩa là họ thường không học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ và có thể tiếp tục lặp lại hành vi có hậu quả tiêu cực.
Không thể tự mình suy ngẫm hoặc suy ngẫm rất ít và có lịch sử xung đột,kịch tính trong các mối quan hệ.
Phủ nhận thực tế như bản chất của nó mà thực tế đối với họ là toàn bộ cảm giác của họ hoặc bóp méo thực tế bằng cách tạo ra một câu chuyện mới về tình huống đó để đối phó.
Có hành vi bốc đồng; họ cảm thấy rất nhiều bên trong hơn là việc suy nghĩ điều gì khiến họ suy nghĩ như vậy.
Thường bị cuốn vào các mối quan hệ thỏa mãn cảm xúc thay vì là mối quan hệ lành mạnh.
Có xu hướng coi thường hạnh phúc và sự an toàn của người khác.
Khi tiếp xúc với người chưa trưởng thành về cảm xúc thì cảm giác của bạn với người chưa trưởng thành cảm xúc sẽ như thế nào?
Bạn có thể cảm thấy khó chịu, lo lắng, bối rối, kiệt sức, cáu kỉnh là phổ biến.
Bạn cảm thấy các cuộc trò chuyện là 1 chiều
Bạn thường cảm thấy tổn thương vì trải nghiệm của mình thường bị coi thường hoặc bỏ qua.
Người chưa trưởng thành cảm xúc thường sẽ kích động sự tức giận với người xung quanh vì những người xung quanh thường cảm thấy bị xem nhẹ, bối rối hoặc không thể suy nghĩ gì sau cuộc trao đổi.
Cuối cùng có thể là các triệu chứng trầm cảm, lo lắng phát sinh nếu quá trình tương tác với người chưa trưởng thành cảm xúc kéo dài.
Khi tiếp xúc với người trưởng thành về cảm xúc thì cảm giác của bạn với người trưởng thành cảm xúc sẽ như thế nào?
Ngược lại, bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng khi tương tác với người trưởng thành cảm xúc.
Bạn thậm chí có thể cảm thấy biết ơn sau khi bạn dành thời gian cho họ.
Họ có “rung động tốt” và khiến bạn cảm thấy được công nhận và thấu hiểu. Bạn cảm thấy sự đồng cảm từ họ.
Họ thường chịu trách nhiệm về hành động của mình, họ sẽ cảm thấy tồi tệ hoặc có lỗi khi họ nghĩ rằng họ làm tổn thương bạn và xin lỗi vì những sai lầm trong hành vi của họ.
Họ có khả năng suy nghĩ và cảm nhận cùng một lúc. Họ tự suy ngẫm, có thể xây dựng các kết nối cảm xúc sâu sắc theo thời gian và họ thích nghi với thực tế tốt.
Những người trưởng thành cảm xúc có thể ứng biến với cả thực tế bên ngoài và nội tâm bên trong rất thực tế, rất thích nghi và chấp nhận những gì mình đang có.
Trưởng thành cảm xúc giúp giải quyết xung đột ra sao?
Tất cả các mối quan hệ đôi khi đều rất căng thẳng.
Tuy nhiên, một mối quan hệ căng thẳng là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn ở một hoặc cả hai bên cần nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá.
Khi xung đột phát sinh giữa hai người trưởng thành cảm xúc, nỗ lực sửa chữa mối quan hệ của họ thường giúp làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Cả hai bên cuối cùng sẽ cảm thấy được hiểu rõ hơn, gần gũi hơn và ấm áp hơn, bất chấp xung đột ban đầu.
Ngược lại, thường không có giải pháp giải quyết xung đột thực sự với những cá nhân chưa trưởng thành cảm xúc. Điều quan trọng cá nhân chưa trưởng thành cảm xúc đó cần thực hiện đố là học cách thừa nhận và nhận ra những cảm xúc “chưa trưởng thành” này của chính mình. Một khi làm được như vậy mới có thể thay đổi các mối quan hệ trở nên gắn kết và tốt đẹp hơn.